Không chỉ riêng Việt Nam, Tết Đoan Ngọ còn là một dịp lễ truyền thống ở một số nước châu Á. Để hiểu thêm về văn hóa của các quốc gia châu Á này chúng ta cùng tìm hiểu thử xem ngày Tết Đoan Ngọ sẽ được diễn ra như thế nào nào nhé.
1. Việt Nam:
Tết Đoan Ngọ dân gian còn gọi là Tết diệt sâu bọ, vì theo quan niệm xưa đây là giai đoan chuyển mùa, chuyển tiết nên dịch bệnh, sâu bọ rất dễ phát sinh và nếu không diệt trừ thì chúng sẽ làm hỏng mùa màng của người dân.
- Hoạt động chính:
+ Dâng mâm cỗ cúng gia tiên.
+Tắm biển để xua đi vận xui, cầu may mắn và sức khỏe .
- Món ăn đặc trưng:
Chè, bánh tro, cơm rượu nếp, trái cây, thịt vịt
2. Trung Quốc:
Ở Trung Quốc, Tết Đoan Ngọ còn được gọi là Tết trùng ngũ vì là hai con số 5 gặp nhau. Ngày này được tổ chức khá long trọng và được được vào ngày nghỉ lễ hàng năm theo quy định của Nhà nước.
- Hoạt động chính:
+ Đua thuyền rồng: hoạt động này nhằm giúp mọi người thư giãn sau những ngày dài làm việc căng thẳng, bên cạnh sẽ giúp họ rèn luyện thể lực và sức khỏe dẻo dai.
+ Đeo túi thơm: với những chiếc túi thơm đa dạng mùi hương, họ quan niệm sẽ giúp họ xua đuổi được tà ma, sâu bọ và côn trùng nhằm bảo vệ sức khỏe.
- Món ăn đặc trưng:
Bánh ú, rượu Hùng Hoàng.
3. Đài Loan:
Người Đài Loan cũng xem ngày mùng 5/5 âm lịch hàng năm là Tết Đoan Ngọ theo phong tục cổ xưa truyền thống, với mong muốn cầu sức khỏe, bình an và tiền tài đến với mình.
- Hoạt động chính:
+ Đua thuyền rồng.
+ Uống nước và tắm vào giờ Ngọ và họ quan niệm nếu gà đẻ trứng vào giờ Ngọ sẽ mang lại may mắn, tiền bạc.
Món ăn đăc trưng:
Mâm cỗ gồm 5 món: hạt đậu, bánh chưng, quả mận, quả đào, quả cà.
4. Nhật Bản:
Người Nhật Bản xem ngày mùng 5/5 âm lịch hàng năm là ngày lễ dành cho các bé trai - một ngày đại lễ của Nhật. Họ luôn mong muốn những điều tốt đẹp nhất sẽ đến với đứa con trai bé nhỏ của mình và cầu bình an, hạnh phúc cho gia đình.
- Hoạt động chính:
+ Treo cờ cá chép với các màu sắc rực rỡ: đỏ, đen, xanh lá, xanh lam, tím.... với ý nghĩa tượng trưng cho sức khỏe và sự thông minh. Cá chép với bố mẹ người Nhật là tượng trưng cho sự thành đạt trong cuộc sống của con mình.
+ Trang trí các bộ áo giáp Kabuto theo ước nguyện của các bậc phụ huynh mong cho con mình thành công và hạnh phúc.
+ Trong nhà người Nhật sẽ trang trí nón giáp Samurai và tượng chú bé Kinato cưỡi cá koi với ước nguyện con họ sẽ luôn mạnh khỏe.
- Món ăn đặc trưng:
Bánh gạo Kashiwa mochi - một món bánh ngọt có nhân mứt đậu đỏ ở giữa và được gói bằng lá cây sồi. Bởi vì lá cây sồi sẽ không rụng cho đến khi chiếc lá mới mọc lên nên người ta cho rằng đây là vật may mắn mang ý nghĩ con cháu đông đúc, sum vầy.
5. Hàn Quốc:
Tết Đoan Ngọ cùng Tết Trung Thu và Tết Nguyên Đán được xem là một trong dịp lễ lớn nhất lại xứ Hàn. Đây là dịp các gia đình quây quần, trò chuyện cùng nhau và cầu mong mọi điều tốt đẹp sẽ đến với họ. Họ còn quan niệm rằng số 5 thể hiện cho sức mạnh, sự cường tráng. Vì thế mùng 5/5 nghĩa là có sức mạnh, sức khỏe, sự cường tráng, thể lực tốt để tiếp tục cho một mùa bội thu.
- Hoạt động chính:
+ Trẻ em và phụ nữ sẽ gội đầu và tắm bằng cây Diên Vĩ. Đàn ông thì quấn rễ lên xung quanh thắt lưng để xua đuổi tà ma, ác quỷ.
+ Người dân Hàn sẽ mặc những bộ trang phục truyền thống và tham gia các trò chơi dân gian.
+ Đồng thời cây Diên Vĩ sẽ được người Hàn trưng trong nhà.
- Món ăn đặc trưng:
Bánh Suriteok có hình cầu màu xanh lá, làm từ ngải cứu luộc chín, nấu với gạo không dính.
Bánh Yaktteok là món đặc sản vùng phía Nam tỉnh Jeolla, có nhiều màu sắc đa dạng, làm từ gạo và nhiều loại hạt khác nhau.
Tác giả: Long Phú Travel